Skip to content

Những điều cần biết về Chrolesterol (Mỡ máu)

cholesterol cao trong máu

Điều gì sẽ xảy ra khi mỡ máu của bạn không phải là mỡ sạch và thành mạch máu bị phủ đầy bởi các lớp mỡ bị tích tụ trong cả cuộc đời của chúng ta? Cơ thể con người giống như một cái cây, MẠCH MÁU giống như rễ cây, MÁU giống như chất dinh dưỡng nuôi cây, nếu chúng được chăm sóc phát triển khỏe mạnh, thì cái cây đó cỏ thể xanh tươi và sống mãi.

Mỡ máu (hay cholesterol) là gì?

mỡ máu

Chrolesterol là một loại chất béo trong máu, hay còn gọi tắt là mỡ máu – là một chất giống như sáp, được tìm thấy trong máu và trong tất cả các tế bào của cơ thể. Cholesterol rất quan trọng để có chúng ta  có một sức khỏe tốt và là chất cần thiết để tạo thành tế bào, mô, hormone, vitamin D và axit mật. 

Mỡ máu không xấu, thậm chí là cần thiết cho cơ thể của bạn, nhưng khi lượng mỡ máu tăng quá cao hoặc mỡ trong máu của bạn là loại mỡ xấu thì điều này sẽ gây cực kì nhiều tác hại và nguy cơ đối với sức khoẻ của bạn, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Cholesterol được tạo ra từ đâu?

Cholesterol (mỡ máu) được tạo ra từ hai nguồn chính là  gan và từ thịt hay sản phẩm từ động vật. Chỉ khoảng 20% cholesterol cần thiết cho cơ thể đến từ thực phẩm hàng ngày như thịt mỡ, trứng, bơ và pho-mát. Phần lớn còn lại, chiếm 80%, được gan sản xuất, với khả năng chuyển hóa các chất khác như đường và protein thành cholesterol.

  1. Gan: 80% lượng mỡ máu trong cơ thể được gan tổng hợp và tạo ra. Vì vậy nếu như chức năng gan của bạn hoạt động không bình thường hay quá tải sẽ dẫn tới rối loạn chuyển hoá, từ đó không điều tiết được lượng cholesterol cần thiết phải tạo ra cho cơ thể.
  2. Từ thực phẩm động vật:  phần cholesterol còn lại trong cơ thể bạn đến từ thực phẩm từ động vật. Ví dụ, thịt, gia cầm và các sản phẩm từ sữa đều chứa cholesterol trong chế độ ăn uống.

Mỡ máu tốt và mỡ máu xấu

Cholesterol được vận chuyển trong máu thông qua sự kết hợp với một loại chất có tên là lipoprotein. Có nhiều dạng lipoprotein, nhưng chủ yếu có hai loại chính liên kết với cholesterol và mang lại tác dụng đối nghịch nhau: HDL và LDL

HDL (high density lipoprotein)

HDL còn được gọi là  lipoprotein có mật độ cao. Khi HDL kết hợp với cholesterol, tạo thành HDL-C, nó giúp ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch, đó là lý do tại sao HDL được gọi là cholesterol “tốt”. 

LDL (low density lipoprotein)

LDL còn được gọi là lipoprotein có mật độ thấp. LDL khi liên kết với cholesterol tạo nên LDL-C, dẫn đến hình thành cholesterol “xấu”, là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch.

Mối liên quan giữa cholesterol ( mỡ máu) và bệnh tim mạch

Nồng độ cholesterol ( lượng mỡ máu) cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và qua thời gian sẽ dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra những cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim.

Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol có hại. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại cholesterol có ích, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh vữa xơ động mạch. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm như hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường, thói quen ít vận động và thừa cân.

cholesterol

Mối liên hệ giữa huyết áp cao và cholesterol cao là hai chiều. Khi cơ thể không thể loại bỏ cholesterol khỏi máu, lượng cholesterol dư thừa đó có thể lắng đọng dọc theo thành động mạch. Khi động mạch trở nên đông cứng và hẹp do cặn lắng, tim sẽ phải làm việc, co bóp nhiều hơn để bơm máu qua tim và đẩy máu đi tới các cơ quan khác . Điều này gây nên huyết áp ngày càng tăng cao.

Theo thời gian, huyết áp cao có thể làm tổn thương động mạch, có thể làm rách thành động mạch, nơi mà cholesterol dư thừa đã bị tích tụ trước đó.

Nguyên nhân gây ra nồng độ cholesterol cao

Ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao. Một số yếu tố về lối sống cũng làm nồng độ cholesterol cao như lười vận động, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá.

Di truyền cũng đóng một vai trò nhất định. Nếu cha mẹ bị cholesterol cao thì con cái cũng sẽ dễ bị như vậy. Một số rối loạn di truyền mang tính gia đình cũng gây ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol.

Một số vấn đề sức khỏe khác, như đái tháo đường hay thiểu năng giáp trạng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao cùng các biến chứng liên quan.

Phòng tránh tăng mỡ máu

Những thay đổi lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm cholesterol cũng như có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao ngay từ đầu. Để giúp ngăn ngừa mỡ máu cao, bạn có thể:

  • Ăn chế độ ăn ít muối, chủ yếu là trái cây, rau và ngũ cốc
  • Hạn chế lượng mỡ động vật và sử dụng mỡ tốt ở mức độ vừa phải
  • Giảm thêm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Từ bỏ hút thuốc
  • Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần trong ít nhất 30 phút
  • Uống rượu có chừng mực, nếu có
  • Quản lý căng thẳng, mất ngủ 

Câu hỏi thường gặp về mỡ máu (Cholesterol)

  1. Giảm Chất Béo Bão Hòa và Cholesterol: Hạn chế lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là chất có thể làm tăng mỡ trong máu. Hạn chế thực phẩm như thịt đỏ, thực phẩm có chứa dầu mỡ động vật, và sản phẩm có cholesterol cao như trứng và mỡ động vật.
  2. Tăng Cường Chất Xơ: Cố gắng tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chất xơ giúp hấp thụ cholesterol và mỡ trong đường ruột và loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt.
  3. Chọn Chất Béo Tốt: Tăng cường lượng chất béo không bão hòa, đặc biệt là chất béo omega-3 từ nguồn thực phẩm như cá hồi, hạt giống lanh, hạt chia và dầu ô-liu. Chất béo omega-3 có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu.
  4. Kiểm Soát Lượng Đường: Hạn chế lượng đường và thực phẩm giàu đường trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì đường cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ mỡ máu.
  5. Tăng Cường Hoạt Động Thể Chất: Thực hiện hoạt động thể chất đều đặn. Hoạt động vận động có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát mỡ máu.
  6. Giảm Cân (nếu cần thiết): Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân có thể giúp cải thiện mức độ mỡ máu.
  7. Kiểm tra Y Tế Định Kỳ: Đảm bảo thực hiện kiểm tra y tế định kỳ với bác sĩ để đánh giá và theo dõi mức độ mỡ máu và sức khỏe tim mạch của bạn.

Người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn một chế độ ăn uống cân đối và giàu chất xơ, giới hạn chất béo bão hòa và cholesterol. Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp hấp thụ cholesterol và mỡ trong đường ruột. Họ nên tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa, đặc biệt là chất béo omega-3 từ cá hồi, hạt giống lanh, hạt chia và dầu ô-liu, vì chất béo này có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu. Đồng thời, họ cũng cần giảm lượng đường và thực phẩm giàu đường trong khẩu phần ăn hàng ngày để kiểm soát mỡ máu.

Rối loạn chuyển hóa lipid là một tình trạng trong đó quá trình chuyển hóa các chất béo trong cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến sự tăng cao của mỡ máu, bao gồm cholesterol và triglycerides. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể sản xuất hoặc lưu trữ mỡ quá mức, hoặc khi không loại bỏ mỡ khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Rối loạn chuyển hóa lipid có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch và các vấn đề về cảm xúc.

Chỉ số xét nghiệm máu HDL là viết tắt của High-Density Lipoprotein, hoặc còn được gọi là "Cholesterol tốt". HDL là một loại protein chuyển vận cholesterol từ các mô cơ thể về gan để loại bỏ nó khỏi cơ thể, do đó HDL được coi là có tác dụng bảo vệ tim mạch. Một mức HDL cao trong máu thường được coi là lợi ích cho sức khỏe tim mạch, trong khi mức độ thấp có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *